Chặn dịch bệnh để giúp tôm “khỏe”

(Thủy sản Việt Nam) - Nuôi tôm ngày càng khó khăn vì biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường khiến dịch bệnh phát sinh nhiều và dễ lây lan diện rộng. Tìm giải pháp để khắc phục hoàn toàn được điều này không đơn giản, vậy nhưng, đây lại là việc bắt buộc phải làm vì một ngành tôm “khỏe mạnh”.

Dịch bệnh luôn tiềm ẩn

Theo dự báo của Cục Thú y, do mầm bệnh nguy hiểm, như: EHP, hoại tử gan tụy cấp, đốm trắng… vẫn còn lưu hành tại các vùng nuôi, kết hợp với biến đổi khí hậu tiêu cực, thời tiết giao mùa… nên khi vào vụ thả nuôi chính nguy cơ diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh có thể tăng cao hơn nếu không có các giải pháp phòng chống đồng bộ và hiệu quả. Đặc biệt, hiện nay một số vùng nuôi của Trung Quốc xuất hiện bệnh mới do virus DIV1, có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam, nên các địa phương cần chuẩn bị nguồn lực, kế hoạch ứng phó, ngăn chặn theo hướng dẫn của Cục Thú y.

Để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, Cục Thú y đề nghị các địa phương, người nuôi tôm cần quan tâm đẩy mạnh công tác giám sát dịch bệnh chủ động, như: thường xuyên tổ chức lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm mầm bệnh nhằm chủ động xử lý không để dịch bệnh xảy ra và lây lan. Tổ chức quan trắc môi trường trước và trong quá trình nuôi tại các vùng trọng điểm hoặc khi thời tiết diễn biến bất thường ảnh hưởng đến sức đề kháng của tôm; tuyên truyền, tập huấn cho người nuôi về các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn sinh học trước mỗi vụ…

tôm thiệt hại long an

Ảnh minh họa

Tại ĐBSCL, Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang do diện tích nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến lớn nên tiến độ thả giống khá nhanh, cơ bản đã gần đạt kế hoạch. Diện tích nuôi lớn lại thêm bất lợi về thời tiết, độ mặn… nên dịch bệnh cũng đã phát sinh và gây thiệt hại trên tôm nuôi tại các địa phương này. Theo ông Nguyễn Đình Xuyên, Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y Kiên Giang, năm nay bệnh đốm trắng xuất hiện khá sớm và gây thiệt hại hàng trăm héc ta tôm nuôi tại các huyện Kiên Lương, Giang Thành, An Biên… Vì vậy, công tác phòng, chống dịch được Chi cục tập trung triển khai với nhiều biện pháp đồng bộ, như: thành lập các chốt kiểm dịch tôm giống nhập tỉnh; quan trắc định kỳ môi trường 2 tuần/lần tại 20 điểm đầu nguồn cấp nước với 13 chỉ tiêu được phân tích, thông báo đến người nuôi; quản lý chặt chẽ chất lượng con giống, thuốc thú y, thức ăn, chế phẩm sinh học… phục vụ nuôi tôm; khuyến khích, nhân rộng mô hình nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh 2 giai đoạn…

 

Cấp bách ngăn chặn

Theo ông Lê Văn Hiểu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, để đảm bảo thắng lợi vụ nuôi năm nay, tỉnh đã chủ động xây dựng đề án quan trắc môi trường và phòng chống dịch bệnh trên tôm, từng bước ứng dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động quan trắc; đồng thời tiếp tục bố trí 2 hệ thống quan trắc tự động trên tuyến sông đầu nguồn phục vụ cho vùng nuôi 2 huyện Cù Lao Dung và Trần Đề. Ngoài ra, tỉnh còn chỉ đạo ngành chuyên môn tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, nhân rộng các mô hình nuôi tôm có hiệu quả, ít rủi ro dịch bệnh để hạn chế thấp nhất tỷ lệ thiệt hại tôm nuôi.

Còn tại tỉnh Cà Mau, nơi có hơn 20.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại không rõ nguyên nhân trong 4 tháng đầu năm cho thấy, tình hình nuôi tôm năm nay sẽ không ít khó khăn, đặc biệt là về dịch bệnh và thời tiết. Theo ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau, để hạn chế dịch bệnh, ngành đã có sự chỉ đạo quyết liệt với các biện pháp phòng ngừa cũng như tổ chức khoanh vùng, xử lý các ổ dịch, tiêu độc sát trùng để phục hồi sản xuất một cách nhanh nhất. Ngoài ra, các đơn vị trực thuộc còn tăng cường kiểm tra, giám sát vùng nuôi để kịp thời nắm bắt tình hình và có hướng xử lý khi có dịch xảy ra.

Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành bằng các biện pháp đồng bộ, hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh trên tôm, đến hết tháng 5 này, tình hình dịch bệnh trên tôm tại các tỉnh trong khu vực ĐBSCL hầu như không đáng kể. Hy vọng vụ tôm năm nay, các tỉnh ĐBSCL và cả nước sẽ lại bội thu cả về sản lượng lẫn lợi nhuận.

An Xuyên

Thủy sản Việt Nam

Bài viết liên quan

25/10/22
XỬ LÝ AO TÔM MẤT MÀU NƯỚC TRONG THÁNG NUÔI ĐẦU TIÊN

Xử lý ao tôm mất màu nước trong tháng nuôi đầu tiên. Hình minh họa ...

17/10/22
CÁCH CẮT TẢO XANH TRONG AO NUÔI TÔM NHANH VÀ TRIỆT ĐỂ.

Tảo xanh xuất hiện và sinh trưởng trong ao nuôi tôm gây ảnh hưởng tới sự ...

07/10/22
CẢI TẠO AO- XỬ LÝ NƯỚC ĐẦU VỤ NUÔI HIỆU QUẢ

Quy trình cải tạo ao cơ bản gồm các bước: tháo cạn nước, vét bùn, bừa ...

16/08/22
CÁCH LÀM GIẢM NỒNG ĐỘ pH TRONG AO NUÔI TÔM

Cách làm giảm nồng độ pH trong ao nuôi tôm Độ pH là yếu tố rất quan trọng ...

06/08/22
GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VỂNH MANG TRÊN TÔM HIỆU QUẢ

Bệnh vểnh mang là dạng bệnh mới xuất hiện trên tôm ở Việt Nam. Thế nhưng ...

28/07/22
HƯỚNG DẪN BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHÍ ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM

Khí độc trong ao nuôi tôm như H2S, NO2, NH3 khiến tôm bị suy yếu, giảm ăn, dễ ...

30/07/22
Nguyên nhân, tác hại và biện pháp xử lý phèn trong ao nuôi tôm

Phèn là một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và ...

18/12/21
Chất kháng khuẩn trong củ hành ức chế sự phát triển bệnh phát sáng trên tôm sú

Nghiên cứu cách sử dụng chiết xuất củ hành tây trong giai đoạn ấu trùng tôm ...

13/10/21
Phương pháp Xi phong xử lý chất thải trong ao nuôi tôm

Xiphong là biện pháp loại bỏ chất thải trong ao nuôi tôm công nghiệp và bán ...

09/09/21
Cách nhận biết màu nước tốt, xấu trong ao nuôi thủy sản

Quan sát màu nước trong ao nuôi là phương pháp dễ thực hiện, mang lại hiệu ...