Lựa chọn thức ăn hợp lý cho tôm thẻ chân trắng

Đối với hình thức nuôi quảng canh, thức ăn tự nhiên là chủ yếu, tuy nhiên đối với hình thức thâm canh hoặc bán thâm canh thì thức ăn nhân tạo thay thế gần như hoàn toàn thức ăn tự nhiên, đặc biệt là nuôi thâm canh và siêu thâm canh.

Các loại

Thức ăn của tôm có thể chia thành 3 loại chính như sau:

Thức ăn tự nhiên, bao gồm các phiêu sinh vật (động vật và thực vật phù du), các mùn bã hữu cơ, các loại thực vật sống trong nước…

Zalo

Thức ăn tự chế được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sẵn có như ốc, cá tạp, phụ phẩm nông nghiệp.

Thức ăn công nghiệp cung cấp bởi các nhà sản xuất.

Việc gây màu nước trong ao nuôi tôm được thực hiện sau khi cấp nước hai ngày vào ao nuôi, giúp phát triển vi sinh vật phù du, ổn định môi trường nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu mới thả, rất khó ổn định màu nước, nguồn thức ăn tự nhiên ít. Hơn thế, nguồn thức ăn tự chế dễ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt khi sử dụng ở dạng tươi sống, độ dính kém, hàm lượng các chất dinh dưỡng, đặc biệt độ đạm không đủ, do vậy lượng thức ăn khó điều chỉnh, dễ thừa hoặc thiếu. Vì thế, cách cho ăn tôm thẻ chân trắng ăn gì khi mới thả hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp, đảm bảo lượng dinh dưỡng, môi trường nước ao nuôi. Ngoài ra, cần bổ sung khoáng, men, Vitamin C, E, dầu mực.

Zalo

Phương pháp cho ăn

Theo từng giai đoạn: Khi tôm thả được 7 - 10 ngày, cho tôm ăn cách bờ 2 - 4 m. Thức ăn ở giai đoạn này là dạng bột mịn, vì vậy cần tắt quạt nước và trộn thức ăn với nước rồi tạt xuống ao.

Ngày thứ 10 sau khi thả giống, cho lượng ít thức ăn dạng cỡ nhỏ vào sàng để tôm làm quen và dễ kiểm tra lượng thức ăn dư. Sàng đặt nơi bằng phẳng, cách bờ 1,5 - 2 m, sau cánh quạt nước 12 - 15 cm, không đặt ở góc ao, khoảng 1.600 - 2.000 m2 đặt một sàng. Sau 15 ngày, có thể sử dụng các chất bổ sung cung cấp vitamin, khoáng chất theo chỉ dẫn của nhà cung cấp giúp tăng cường sức khỏe cho tôm.

Lượng thức ăn: Đối với tôm thẻ chân trắng, ngày đầu tiên cho 2,8 - 3 kg/100.000 giống. Trong 10 ngày đầu tiên, cứ 1 ngày tăng 0,4 kg/100.000 giống. Từ ngày thứ 10 đến 20, cứ 1 ngày tăng 0,5 kg/100.000 giống.

Số lần cho ăn: Khi mới thả có thể cho ăn 5 - 6 bữa/ngày để tôm có thể ăn mồi và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Khi tôm được 30 ngày tuổi nên cho tôm ăn 4 bữa/ngày. Lượng thức ăn mỗi bữa có thể tương đương nhau hoặc điều chỉnh tùy thuộc điều kiện ao nuôi (chất lượng nước, thời tiết, sử dụng hóa chất…).

Điều chỉnh thức ăn: Nếu hết thức ăn trong 2 ngày liền thì tăng lượng thức ăn lên 10 - 20%.

Nếu tôm không sử dụng hết thức ăn, hoặc trong trường hợp thay bằng thức ăn khác nên kiểm tra ruột tôm, phân tôm, giảm thức ăn 30 - 50%.

Trong những trường hợp thấy các yếu tố môi trường thay đổi đột ngột: xuất hiện khí Amonia tăng lên đột ngột nên ngừng cho ăn 1 - 2 ngày, kết hợp với cho thức ăn vào sàng để kiểm tra hoạt động bắt mồi của tôm, từ đó có điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.

Thường xuyên quan sát ao tôm, nếu thấy tôm quá mập nên ngừng cho ăn một vài bữa hoặc giảm lượng thức ăn còn 70 - 80%. Giai đoạn tôm 1 - 40 ngày nên dùng thức ăn có hàm lượng protein cao 40 - 50%. Từ ngày 41 trở đi đến lúc bắt bán thì cho ăn thức ăn có hàm lượng protein 30 - 35%.

Sau khi thả tôm được 30 ngày nên tiến hành bắt tôm để kiểm tra trọng lượng tôm, so sánh trọng lượng tôm với trọng lượng trong bảng hướng dẫn cho ăn. Sau đó, định kỳ 10 ngày kiểm tra trọng lượng tôm 1 lần và tiến hành điều chỉnh thức ăn theo bảng hướng dẫn.

Nếu tôm phát triển không đồng đều, chứng tỏ tôm thiếu thức ăn. Vì vậy, nên bổ sung thêm thức ăn cho tôm.

Nguồn: Con Tôm

 

 

Bài viết liên quan

14/05/24
Biện pháp quản lý môi trường, chăm sóc tôm nuôi đầu mùa mưa hiệu quả

Quản lý pH pH là yếu tố dễ biến động nhất sau những cơn mưa lớn, sự ...

07/05/24
BỆNH ĐƯỜNG RUỘT TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÍ TRIỆT ĐỂ

Nguyên nhân - Nhiễm vi khuẩn Vibrio spp: Khi chất lượng nước kém, mật độ ...

25/10/22
XỬ LÝ AO TÔM MẤT MÀU NƯỚC TRONG THÁNG NUÔI ĐẦU TIÊN

Xử lý ao tôm mất màu nước trong tháng nuôi đầu tiên. Hình minh họa ...

17/10/22
CÁCH CẮT TẢO XANH TRONG AO NUÔI TÔM NHANH VÀ TRIỆT ĐỂ.

Tảo xanh xuất hiện và sinh trưởng trong ao nuôi tôm gây ảnh hưởng tới sự ...

07/10/22
CẢI TẠO AO- XỬ LÝ NƯỚC ĐẦU VỤ NUÔI HIỆU QUẢ

Quy trình cải tạo ao cơ bản gồm các bước: tháo cạn nước, vét bùn, bừa ...

13/05/24
CÁCH LÀM GIẢM NỒNG ĐỘ pH TRONG AO NUÔI TÔM

Cách làm giảm nồng độ pH trong ao nuôi tôm Độ pH là yếu tố rất quan trọng ...

06/08/22
GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VỂNH MANG TRÊN TÔM HIỆU QUẢ

Bệnh vểnh mang là dạng bệnh mới xuất hiện trên tôm ở Việt Nam. Thế nhưng ...

28/07/22
HƯỚNG DẪN BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHÍ ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM

Khí độc trong ao nuôi tôm như H2S, NO2, NH3 khiến tôm bị suy yếu, giảm ăn, dễ ...

30/07/22
Nguyên nhân, tác hại và biện pháp xử lý phèn trong ao nuôi tôm

Phèn là một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và ...

18/12/21
Chất kháng khuẩn trong củ hành ức chế sự phát triển bệnh phát sáng trên tôm sú

Nghiên cứu cách sử dụng chiết xuất củ hành tây trong giai đoạn ấu trùng tôm ...