Sử dụng Chlorine trong nuôi tôm

Tác dụng của chlorine

Chlorine là một hợp chất màu trắng, dễ tan trong nước. Khi tan trong nước giải phóng khí Clo làm cho nước có mùi hắc đặc trưng.

Trong nuôi trồng thủy sản, chlorine được sử dụng phổ biến ở dạng calcihypochlorite hơn natrihypochlorite bởi vì khi hòa tan vào trong môi trường nước Ca(OCl)2 tạo ra 2 phân tử HOCl và sẽ phân ly thành 2 ion OCl-. Khi đó HOCl và OCl- tác động trực tiếp lên màng tế bào của vi khuẩn.

Trong nuôi tôm, Chlorine có tác dụng khử trùng ao, hồ, trang thiết bị, dụng cụ…; Diệt vi khuẩn, virus, tảo, phiêu sinh vật trong môi trường nước; Ôxy hóa các vật chất hữu cơ và mầm bệnh ngoại lai trong sản xuất giống.

Tùy vào mục đích mà người nuôi cần sử dụng liều lượng khác nhau: Khử trùng thiết bị, bể và dụng cụ: 100 - 200 ppm (30 phút); Khử trùng đáy ao: 50 - 100 ppm; Khử trùng nước ao: 20 - 30 ppm; Xử lý bệnh do ký sinh trùng: 0,1 - 0,2 ppm; Xử lý bệnh do vi khuẩn: 1 - 3 ppm (10 - 15 phút).

Lưu ý

Việc sử dụng chlorine trực tiếp để khử trùng, loại bỏ chất hữu cơ hay amoniac mang lại hiệu quả không cao và thường gây độc cho đối tượng nuôi nếu lượng Clo sử dụng quá nhiều. Vì vậy, người nuôi cần lưu ý những vấn đề sau:

Phổ diệt trùng của chlorine rất rộng nên các vi khuẩn có lợi trong nước và đáy ao dễ bị diệt, làm cho màu nước khó lên. Vì vậy, cần sử dụng các loại men vi sinh để khôi phục lại hệ vi sinh của đáy ao;

Không bón vôi trước khi sử dụng chlorine vì sẽ làm giảm tác dụng. Sử dụng cân đối, nếu dư sẽ gây độc cho tôm cá nuôi;

Chỉ nên dùng Chlorine để xử lý nguồn nước cấp (tức là dùng trong ao lắng hoặc ao nuôi chưa có tôm) vì dư lượng Clo sẽ gây độc cho tôm nuôi và các loài thủy sinh vật;

Không nên sử dụng khi nước ao giàu dinh dưỡng, chất hữu cơ vì sẽ xảy ra phản ứng phụ sinh ra chất độc gây hại cho thủy sản;

Khi đã sử dụng thì không được sử dụng các hóa chất diệt khuẩn khác như: BKC, Formaline…;

Không nên bón vôi trước khi sử dụng Chlorine vì nó sẽ bị giảm tác dụng khi độ pH cao;

Liều lượng Chlorine phụ thuộc vào lượng chất hữu cơ có trong nguồn nước và độ pH của nước. Độ pH càng cao, hàm lượng chất hữu cơ càng nhiều thì cần phải tăng liều xử lý của Chlorine;

Phổ diệt trùng của Chlorine rất rộng nên hầu như tất cả các loại vi khuẩn có lợi lẫn có hại đều bị tiêu diệt, dẫn đến đáy ao bị trơ và khó gây màu. Vì vậy, cần sử dụng các loại men vi sinh để khôi phục lại hệ vi sinh của đáy ao sau khi sử dụng.

Đặc biệt lưu ý, sau khi sử dụng Chlorine 4 ngày thì tiến hành chạy quạt mạnh để giảm hàm lượng Clo (Cl2) tồn dư và có thể sử dụng bộ test Cl2 có trên thị trường để kiểm tra hàm lượng Cl2 tồn dư sau đó sử dụng NatriThiosulfate để trung hòa Cl2 với liều lượng 0,99 mg/L NatriThiosulfate để trung hòa được 1mg/L Cl2.

Thanh Hiếu (Tổng hợp)

Nguồn tin: Tép Bạc

Bài viết liên quan

14/05/24
Biện pháp quản lý môi trường, chăm sóc tôm nuôi đầu mùa mưa hiệu quả

Quản lý pH pH là yếu tố dễ biến động nhất sau những cơn mưa lớn, sự ...

07/05/24
BỆNH ĐƯỜNG RUỘT TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÍ TRIỆT ĐỂ

Nguyên nhân - Nhiễm vi khuẩn Vibrio spp: Khi chất lượng nước kém, mật độ ...

25/10/22
XỬ LÝ AO TÔM MẤT MÀU NƯỚC TRONG THÁNG NUÔI ĐẦU TIÊN

Xử lý ao tôm mất màu nước trong tháng nuôi đầu tiên. Hình minh họa ...

17/10/22
CÁCH CẮT TẢO XANH TRONG AO NUÔI TÔM NHANH VÀ TRIỆT ĐỂ.

Tảo xanh xuất hiện và sinh trưởng trong ao nuôi tôm gây ảnh hưởng tới sự ...

07/10/22
CẢI TẠO AO- XỬ LÝ NƯỚC ĐẦU VỤ NUÔI HIỆU QUẢ

Quy trình cải tạo ao cơ bản gồm các bước: tháo cạn nước, vét bùn, bừa ...

13/05/24
CÁCH LÀM GIẢM NỒNG ĐỘ pH TRONG AO NUÔI TÔM

Cách làm giảm nồng độ pH trong ao nuôi tôm Độ pH là yếu tố rất quan trọng ...

06/08/22
GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VỂNH MANG TRÊN TÔM HIỆU QUẢ

Bệnh vểnh mang là dạng bệnh mới xuất hiện trên tôm ở Việt Nam. Thế nhưng ...

28/07/22
HƯỚNG DẪN BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHÍ ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM

Khí độc trong ao nuôi tôm như H2S, NO2, NH3 khiến tôm bị suy yếu, giảm ăn, dễ ...

30/07/22
Nguyên nhân, tác hại và biện pháp xử lý phèn trong ao nuôi tôm

Phèn là một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và ...

18/12/21
Chất kháng khuẩn trong củ hành ức chế sự phát triển bệnh phát sáng trên tôm sú

Nghiên cứu cách sử dụng chiết xuất củ hành tây trong giai đoạn ấu trùng tôm ...