Tỏi và gừng giúp thúc đẩy tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng

Các loại thảo dược cổ truyền đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản. Trong các cây thảo dược có chứa các hoạt chất sinh học với các khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống nhiễm trùng, chống virus, thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường sự thèm ăn cũng như tăng cường hệ miễn dịch cho các loại thủy sản nuôi.

Zalo
 

Tỏi, Allium sativum , có thể giúp kiểm soát mầm bệnh, đặc biệt là vi khuẩn và nấm và làm tăng phúc lợi cho cá ( Theo Corzo, 2007). Nhiều nghiên cứu trước đây đã được thực hiện và cho thấy tỏi có thể sử dụng trong việc phòng trị bệnh trên một số động vật thủy sản. Theo TS Kim Văn Vạn tỏi có tác dụng trong việc phòng trị bệnh đường ruột cho tôm cá. Tỏi có tính kháng khuẩn khá cao với hầu hết các chủng vi khuẩn phân lập được trên cá bị bệnh trong nước ngọt cũng như nước lợ và nước mặn. Khi dùng tỏi để phòng và trị bệnh nhiễm khuẩn ở động vật thủy sản có thể dùng dạng bột tỏi, hoặc đập dập tỏi tươi ngâm với thức ăn hoặc chiết suất dịch chiết trong tỏi. Liều dùng 1-2g bột tỏi/kg cá/ngày liệu trình 5-7 ngày.

Zalo
 

Gừng ( Zingiber officinalis ) thuộc họ Zingiberaceae. Bộ phận của cây được sử dụng là thân rễ, một loại gia vị quan trọng. Nghiên cứu trước đây cho thấy gừng giúp tăng cường khả năng chịu căng thẳng và tăng tỷ lệ sống sót của loài cá mú nâu khi nhiễm V. harveyi . Tuy nhiên vẫn còn ít nghiên cứu được thực hiện trên tôm khi bổ sung gừng.

Zalo
 

Cỏ ca ri hay khổ đậu ( Trigonella foenumgraecum ) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Là một loại cây bán khô hạn được trồng rộng rãi ở Pakistan, Ấn Độ, Ai Cập và các nước Trung Đông. Cỏ ca ri được sử dụng như là cây thuốc (phần lá) cũng như một loại gia vị (phần hạt). Cỏ cà ri cũng đã được báo cáo để thể hiện các tính chất dược lý như chống ung thư, kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm, hạ huyết áp và chống oxy hóa (Cowan et al., 1999 và Shetty et al., 1997). Những nghiên cứu trước đây cho thấy việc kết hợp chế độ ăn có bổ sung hạt ca ri và probiotics Lactobacillus plantarum sẽ làm tăng cường đáp ứng miễn dịch của niêm mạc da của cá và tăng khả năng đề kháng đối với các tác nhân gây bệnh.




Zalo
 

Bổ sung gừng, tỏi và cà ri trên tôm

Tỏi, gừng, cari được sấy khô, xay thành dạng bột với số lượng cần thiết trước khi chuẩn bị bổ sung vào thức ăn. 1000 con tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei được cho ăn với ba loại bột thảo dược trên với các mức độ khác nhau là 1%, 2,5%, 5% gừng, 2%, 4%, 6% tỏi, 0,5%, 1% và 1,5% cây ca ri để đánh giá tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng. Thử nghiệm cho ăn được tiếp tục trong 63 ngày. Các thông số tăng trưởng của tất cả tôm ở mỗi bể nuôi được ghi lại trong khoảng thời gian 7 ngày.

Kết quả:

Các thông số tăng trưởng (ABW, tăng trọng, SGR), tỉ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) và tỷ lệ sống cao hơn đáng kể trong chế độ ăn bổ sung gừng, tỏi, ca ri cho tôm ăn so với chế độ ăn không bổ sung thảo dược.

Tăng trưởng của tôm nuôi được cải thiện khi bổ sung thảo dược trong chế độ ăn. Tăng trọng cao nhất được ghi nhận trong nhóm tôm có chế độ ăn bổ sung bột tỏi 4% cao hơn so với tất cả các chế độ ăn bổ sung khác. Chỉ số tăng trưởng SGR theo thứ tự tỏi> gừng> cây cỏ cari và cuối cùng là nhóm tômkhông được bổ sung thảo dược. Kết quả đã cho thấy rằng bổ sung 4% bột tỏi trong chế độ ăn là mức độ tối ưu trong nuôi tôm thẻ chân trắng L. vannamei . Chế độ ăn bổ sung 4% bột tỏi cũng cho thấy tỉ lệ chuyển đổi thức ăn FCR tốt nhất và cao hơn so với các phương pháp điều trị khác.

Trong nghiên cứu này cũng cho thấy khi bổ sung 2,5% bột gừng giúp tăng trưởng của tôm thẻ cao hơn so với những nhóm có hàm lượng bổ sung gừng khác. Chế độ ăn bổ sung gừng đã được chứng minh hiệu suất tăng trưởng tốt hơn so với nhóm tôm không được bổ sung. Nhiên cứu này đã cho thấy ngoài việc tăng cường hệ miễn dịch thì các loại thảo dược cũng có tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng trên tôm thẻ chân trắng.

Nhóm tác giả: Mahesh Kumar, R., A. Chandra Sekhara Rao, Narshivudu Daggula, Ganesh Guguloth, B. Yesu Das and Ashok indhuri. 2019. Báo cáo được đăng trên tạp chí International Journal of Current Microbiology and Applied Sciences.

Nguồn tin: Tép Bạc

Bài viết liên quan

14/05/24
Biện pháp quản lý môi trường, chăm sóc tôm nuôi đầu mùa mưa hiệu quả

Quản lý pH pH là yếu tố dễ biến động nhất sau những cơn mưa lớn, sự ...

07/05/24
BỆNH ĐƯỜNG RUỘT TRÊN TÔM VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÍ TRIỆT ĐỂ

Nguyên nhân - Nhiễm vi khuẩn Vibrio spp: Khi chất lượng nước kém, mật độ ...

25/10/22
XỬ LÝ AO TÔM MẤT MÀU NƯỚC TRONG THÁNG NUÔI ĐẦU TIÊN

Xử lý ao tôm mất màu nước trong tháng nuôi đầu tiên. Hình minh họa ...

17/10/22
CÁCH CẮT TẢO XANH TRONG AO NUÔI TÔM NHANH VÀ TRIỆT ĐỂ.

Tảo xanh xuất hiện và sinh trưởng trong ao nuôi tôm gây ảnh hưởng tới sự ...

07/10/22
CẢI TẠO AO- XỬ LÝ NƯỚC ĐẦU VỤ NUÔI HIỆU QUẢ

Quy trình cải tạo ao cơ bản gồm các bước: tháo cạn nước, vét bùn, bừa ...

13/05/24
CÁCH LÀM GIẢM NỒNG ĐỘ pH TRONG AO NUÔI TÔM

Cách làm giảm nồng độ pH trong ao nuôi tôm Độ pH là yếu tố rất quan trọng ...

06/08/22
GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VỂNH MANG TRÊN TÔM HIỆU QUẢ

Bệnh vểnh mang là dạng bệnh mới xuất hiện trên tôm ở Việt Nam. Thế nhưng ...

28/07/22
HƯỚNG DẪN BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHÍ ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM

Khí độc trong ao nuôi tôm như H2S, NO2, NH3 khiến tôm bị suy yếu, giảm ăn, dễ ...

30/07/22
Nguyên nhân, tác hại và biện pháp xử lý phèn trong ao nuôi tôm

Phèn là một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và ...

18/12/21
Chất kháng khuẩn trong củ hành ức chế sự phát triển bệnh phát sáng trên tôm sú

Nghiên cứu cách sử dụng chiết xuất củ hành tây trong giai đoạn ấu trùng tôm ...