An toàn trong quản lý ao nuôi tôm

(Thủy sản Việt Nam) - Dịch bệnh do vi sinh vật có hại như virus, vi khuẩn, nấm, tảo độc và ký sinh trùng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của người nuôi tôm, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra và biến đổi phức tạp như hiện nay. Vì vậy, mô hình nuôi SUCCESS được nghiên cứu và phát triển nhằm giải quyết thách thức này thông qua việc nâng cao an toàn sinh học trong nuôi tôm.

An toàn sinh học (ATSH) được xem là một trong những giải pháp được áp dụng rộng rãi trong các mô hình nuôi mới. Khái niệm về ATSH tuy được người nuôi biết đến, nhưng việc áp dụng vào hệ thống nuôi một cách triệt để và hiệu quả vẫn còn gặp nhiều trở ngại. Bên cạnh đó, ao tôm cũng là nơi tiềm tàng nhiều nguy cơ an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tính mạng người lao động, nên việc thiết kế một trang trại nuôi vừa an toàn cho tôm, vừa an toàn cho người nuôi là rất cần thiết.

Bảo đảm an toàn cho con người lẫn vật nuôi là việc rất quan trọng

 

An toàn sinh học

Mầm bệnh xâm nhập vào hệ thống nuôi qua 3 con đường: (1) Do tiếp xúc với các vật chủ mang mầm bệnh trên cạn như cua, ếch, nhái và con người; (2) Qua đường không khí: gió lớn, chim, cò…; (3) Qua đường cấp thoát nước như cá tạp, cua, tôm tự nhiên… ATSH là một tập hợp các thực hành về thiết kế, bố trí hệ thống ao nuôi, cùng các quy trình quản lý, kiểm định, kiểm dịch giúp ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh vào khu vực nuôi từ môi trường bên ngoài qua 3 con đường trên, đồng thời giảm mật độ vi khuẩn gây hại trong hệ thống nuôi. Ngoài ra, khái niệm ATSH còn được áp dụng để hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo giữa các khu vực trong cùng một trại nuôi, nhờ vậy người nông dân có thể nhanh chóng cô lập ao có sự cố trong hệ thống nuôi, bảo vệ các ao tôm khỏe mạnh còn lại.

Đội ngũ tư vấn kỹ thuật của Skretting trực tiếp hỗ trợ người nuôi

Theo Sách Thực hành nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả bền vững (PGS.TS. Hoàng Tùng và Skretting Việt Nam biên soạn), công tác bảo đảm an toàn sinh học của hệ thống nuôi bao gồm: thả nuôi tôm sạch bệnh; cải tạo ao, diệt tạp kỹ lưỡng; lập rào lưới ngăn chặn cua, còng, chim hoặc tôm tép nhỏ xâm nhập vào ao nuôi; tránh sử dụng thức ăn tươi sống, hạn chế người ra vào khu vực sản xuất, xây dựng quy trình tẩy trùng cho công nhân định kỳ và toàn bộ trại nuôi. Việc xét nghiệm tôm giống sẽ cho phép phát hiện các tác nhân gây bệnh một cách chính xác. Chuyên viên xét nghiệm có thể soi mẫu tươi, sử dụng kỹ thuật PCR để phát hiện virus và vi khuẩn. Các mẫu bùn ao hoặc mẫu nước đều có thể xét nghiệm được. Nếu tôm bị nhiễm bất kỳ một tác nhân gây bệnh nào, cần phải được hủy, không nên thả nuôi. Cải tạo ao giúp ngăn ngừa nhiều loại tác nhân gây bệnh khác nhau. Người nuôi cần tránh sử dụng hệ thống nuôi liên tục trong năm, dễ làm cho mầm bệnh phát sinh. Giữa hai vụ nuôi liên tiếp cần có thời gian đủ dài để cải tạo ao nuôi. Công nhân, khách hàng, đối tác ra vào trang trại cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh để tránh đem mầm bệnh vào hệ thống, ví dụ như rửa tay, chân bằng chất diệt khuẩn, thay quần áo, người lạ không được lội xuống ao hoặc đụng chạm vào dụng cụ, không nên đến gần ao nuôi nếu không cần thiết. Nếu đang có dịch tại khu vực lân cận, các yêu cầu vệ sinh này cần được thực hiện một cách chặt chẽ hơn và hạn chế tối đa việc qua lại giữa các trang trại.

Thay nước trong ao được xem là giải pháp đơn giản nhất trong xử lý sự cố. Tuy nhiên, việc để nước ra vô hệ thống liên tục, thiếu kiểm soát chặt chẽ tiềm tàng nhiều khả năng lây nhiễm mầm bệnh. Giảm thiểu hoặc hạn chế việc nước ra vào hệ thống nuôi là biện pháp chính để hạn chế sự xâm nhập của phần lớn các mầm bệnh và vật chủ mang bệnh. Điều này giúp cho chất lượng nước lưu thông trong hệ thống được ổn định, giảm được áp lực lên sức khỏe của tôm. Hiệu quả từ giải pháp này đã được chứng minh trong nhiều hệ thống nuôi hạn chế thay nước như cộng nghệ biofloc, hệ thống tuần hoàn ở châu Á, châu Mỹ Latinh… Linh hoạt ứng dụng giải pháp này sao cho phù hợp cho điều kiện nuôi tôm tại Việt Nam, mô hình SUCCESS của Skretting luôn dành khoảng 60% diện tích bề mặt cho khâu xử lý nước và dự trữ nước sạch để sử dụng suốt vụ mùa, hạn chế việc nước ra vô hệ thống liên tục.

Khu vực khử trùng tại lối vào hệ thống nuôi

Áp dụng ATSH vào hệ thống nuôi sao cho hiệu quả và tiết kiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính hợp lý, khoa học trong thiết kế, độ nghiêm ngặt của quy trình kiểm dịch. Cần kết hợp với một quy trình quản lý sức khỏe cho tôm từ chất lượng nguồn con giống, kỹ thuật thả giống, quy trình xử lý và thay nước, bảo quản thức ăn và cho ăn. Tóm lại, việc phối hợp tất cả các kỹ thuật quản lý vật nuôi song song với quản lý môi trường góp phần phát huy tối đa hiệu quả của thực hành ATSH trong sản xuất. Bên cạnh đó, đặc điểm địa hình, tính chất thổ nhưỡng của khu vực nuôi cũng cần được xem xét kỹ để lựa chọn cách thức áp dụng ATSH sao cho phù hợp và tiết kiệm nhất. Vì vậy, trước khi hoàn thiện thiết kế hệ thống nuôi theo mô hình SUCCESS riêng cho từng hộ nuôi cụ thể, đội ngũ chuyên gia và kỹ thuật viên của Skretting luôn trực tiếp làm khảo sát địa hình thực tế để đưa ra phương án tư vấn thi công tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả nhất.

 

An toàn lao động

Do đặc thù ngành sản xuất thủy sản, cơ sở vật chất và các trang thiết bị sử dụng điện cần được đặc biệt quan tâm để đảm bảo an toàn những người tiếp xúc với hệ thống nuôi. Dây điện cần được bố trí trên các trụ điện betong đúc sẵn cao tối thiểu 6 m hoặc luồn trong các ống cách điện ngầm dưới đất. Hệ thống điện có tiếp xúc với ao nuôi không được đặt trên bờ ao, phải được đặt trong các ống HDPE hoặc ống cách điện ngầm dưới mặt đất. Các thiết bị như cầu dao, công tắc, ổ cắm phải đặt ở nơi khô ráo, thuận tiện cho việc sử dụng hoặc xử lý sự cố, tránh xa mực nước hoặc mưa tạt. Người nuôi cần thường xuyên kiểm tra hệ thống điện để kịp thời thay thế và sửa chữa. Trường hợp sử dụng mô tơ điện, người nuôi nên lắp đặt thêm thiết bị chống giật và dây nối đất để đảm bảo an toàn.

Thực hành khử trùng khi di chuyển giữa các khu vực nuôi

Việc đảm bảo một hệ thống nuôi rộng lớn, phức tạp luôn an toàn với con người lẫn vật nuôi là rất quan trọng. Để cải tạo một hệ thống cũ hay xây dựng một hệ thống mới an toàn hơn, hiệu quả hơn cần sự tính toán kỹ lưỡng và toàn diện. Hiểu được trăn trở này của số đông người tôm, Skretting đã phát triển nên mô hình SUCCESS cùng đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên luôn sẵn sàng kịp thời hỗ trợ người nuôi từ khâu cải tạo, thiết kế, thi công và xuyên suốt vụ nuôi.

Thanh Trúc

Skretting Việt Nam

Bài viết liên quan

20/11/24
NUÔI TÔM SÚ GIA HOÁ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO 

1. Chuẩn bị ao nuôi đúng cách - Dọn dẹp đáy ao: Loại bỏ lớp bùn đen, xử ...

04/11/24
Cải Tạo Ao Nuôi Trước Khi Thả Tôm Giống – Bước Đầu Đảm Bảo Thành Công

1. Xả Nước và Làm Sạch Đáy Ao - Xả cạn nước và loại bỏ bùn đáy ao để ...

02/11/24
Để bảo vệ tôm trong vuông nuôi trước nguy cơ ngập lụt

1. Tăng cường hệ thống bờ bao và đê điều Kiểm tra và gia cố bờ bao, đê ...

07/09/24
Diệt rong đá trong ao nuôi quảng canh

Rong đá có hại hay có lợi cho ao tôm quảng canh Rong đá, hay còn gọi là tảo ...

04/09/24
Các phương pháp bảo quản tôm tươi sau thu hoạch

Phương pháp sốc nhiệt Là phương pháp phổ biến nhất, được đánh giá cao ...

14/08/24
Kháng sinh trong nuôi tôm: Những điều cần biết

Kháng sinh là gì? Kháng sinh là thuốc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp ...

20/07/24
CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ AO NUÔI

Tiêu chuẩn, điều kiện ao nuôi - Nằm trong vùng quy hoạch của địa phương ...

16/07/24
Phòng bệnh mùa mưa cho tôm nuôi: Bí quyết bảo vệ ao tôm hiệu quả

Mùa mưa kéo dài với lượng nước lớn và biến động môi trường đột ngột ...

15/07/24
Thời điểm thích hợp để thay nước ao nuôi tôm

Mục tiêu thay nước ao nuôi Việc thay nước cho tôm là một trong những công ...

14/05/24
Biện pháp quản lý môi trường, chăm sóc tôm nuôi đầu mùa mưa hiệu quả

Quản lý pH pH là yếu tố dễ biến động nhất sau những cơn mưa lớn, sự ...