Chuẩn bị tốt các điều kiện trước khi thả tôm

Chuẩn bị vật tư 

Các vật tư trang thiết bị sau một vụ nuôi kéo dài tích tụ rất nhiều chất cặn bẩn, các vi khuẩn, mầm bệnh. Vì vậy, nếu không được vệ sinh diệt khuẩn cẩn thận thì đây chính là nguyên nhân phát sinh các dịch bệnh gây hại cho tôm. 

Thực hiện cải tạo ao theo đúng quy trình. Ảnh: ST

Các vật tư trang thiết bị như: lưới, xi phông, xô, ống, vợt, nhá, bộ sục khí đáy, dàn quạt khí, máy cho ăn… phải được rửa thật sạch và khử trùng bằng cách chà bằng Chlorine hoặc các chất khử trùng khác như Iodine. Rửa sạch nhiều lần và phơi khô dưới ánh sáng mặt trời để diệt hết vi khuẩn gây hại và mầm bệnh tiềm ẩn có thể gây hại cho tôm khi thả vụ mới. 

Kiểm tra lại bạt bờ, bạt đáy, vá ngay nếu có trình trạng bị thủng để tránh nền đất đáy bị phèn xì lên ao tôm trong quá trình nuôi. Nếu bạt bờ, bạt đáy quá cũ có thể thay mới. 

Nguồn nước đảm bảo 

Chuẩn bị một ao lắng. Sau đó, đưa nước vào bằng túi lọc vải dày nhằm loại bỏ hoàn toàn những ấu trùng, rác và các loài động vật như cua, ốc, còng, côn trùng, cá tạp… rồi để lắng từ 3 – 7 ngày. 

Quạt nước liên tục trong khoảng 2 – 3 ngày để kích thích trứng tôm, cá tạp, ốc, công trùng nở thành ấu trùng. Dùng Chlorine để diệt khuẩn nước vào buổi sáng hoặc chiều với liều lượng theo khuyến cáo của chuyên gia. Lưu ý, nếu sử dụng hóa chất này thì không nên dùng vôi trong vòng 3 – 5 ngày để không làm giảm khả năng diệt trùng của hóa chất. 

Cần tiến hành quạt nước liên tục trong 10 ngày sau khi dùng Chlorine để nó phân hủy. Có thể thả thêm một ít cá rô phi vào trong. Cuối cùng, thực hiện cấp nước vào ao nuôi thông qua túi lọc dày. Chú ý khi tiến hành xử lý nước nuôi tôm không được lấy nước vào ao nuôi nếu nước có nhiều váng bọt, màng nhầy, nước bị nhiễm dịch bệnh hay nước phát sáng vào ban đêm… 

Con giống chất lượng 

Khi chọn tôm giống, người nuôi cần nắm thông tin về nguồn gốc bố mẹ của con giống, quy trình nuôi và các loại thức ăn chúng đã sử dụng để đảm bảo chúng là những con tôm giống chất lượng. 

Đồng thời, cần lựa chọn loại tôm giống phù hợp với mô hình nuôi. Cụ thể: 

Mô hình thả mật độ cao, nuôi ao đất hay ao chỉ trải bạt bờ: Đối với mô hình nuôi này, điều kiện an toàn sinh học chưa cao, bị ảnh hưởng bởi tình trạng biến đổi khí hậu. Nếu chọn tôm sú, nên chọn tôm có nguồn gốc bố mẹ tại bản địa hay tôm có nguồn gốc chịu biến đổi môi trường cao. Còn đối với tôm thẻ chân trắng, nên chọn loại tôm có khả năng kháng bệnh, tùy theo mùa mà chọn tôm giống kháng bệnh phù hợp. Cụ thể, mùa nóng nên chọn tôm có khả năng kháng bệnh đường ruột, gan như EMS hay AHPND. Mùa lạnh thì chọn tôm có khả năng kháng bệnh với WSSV, IHHNV… 

Mô hình ao tôm trải bạt, nuôi siêu thâm canh: Ở mô hình nuôi này, điều kiện an toàn sinh học cao, có thể chọn tôm sạch bệnh và có tốc độ tăng trưởng nhanh để nuôi. Tuy nhiên, dựa theo điều kiện môi trường và thời tiết của vụ nuôi mà lựa chọn dòng tôm thẻ chân trắng kháng bệnh hay sạch bệnh, tôm sú thân chắc khỏe hay thân dài. 

Mô hình nuôi quảng canh cải tiến, nuôi tôm sinh thái, tôm xen ghép: Những dòng tôm nuôi có kích cỡ lớn, bơi nhanh sẽ thích hợp với điều kiện tự nhiên và có khả năng chống chọi với địch hại. 

Cuối cùng, người nuôi cần lựa chọn con giống khỏe mạnh, chất lượng, được cung cấp từ những cơ sở uy tín. 

Cải tạo ao tốt 

Quy trình cải tạo ao cơ bản bao gồm các bước tháo cạn nước, vét bùn, bừa lật, phơi nắng để chất bẩn dưới đáy ao tiếp xúc với ánh nắng nhiệt độ cao nhằm diệt các mầm bệnh, các chất lắng đáy tiếp xúc với ôxy và bị phân hủy. 

Tiến hành rào lưới quanh ao nuôi để hạn chế các ký chủ trung gian bên ngoài xâm nhập vào ao nuôi gây bệnh cho tôm. 

Nguồn: Thuysanvietnam

Bài viết liên quan

25/03/24
Xuất khẩu tôm 2 tháng đầu năm: Thị trường Trung Quốc và Mỹ thể hiện “sức hút”

Xuất khẩu tôm Việt Nam 2 tháng đầu năm nay đạt 415 triệu USD, tăng 24% so với ...

18/03/24
Tăng tốc chuẩn bị, đếm ngược chờ ngày bắt đầu VietShrimp 2024

Chỉ còn rất ít ngày nữa, Hội chợ Triển lãm Quốc tế công nghệ ngành tôm ...

13/03/24
Sóc Trăng: Triển khai nhiều giải pháp để vụ nuôi tôm thành công

2023 là một năm đặc biệt khó khăn, thế nhưng, ngành tôm Sóc Trăng vẫn đạt ...

06/03/24
Yêu cầu kỹ thuật trong nuôi tôm nước ngọt

Nuôi tôm trong ao nước ngọt là mô hình đã được triển khai trong vài ...

12/03/24
Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú cải tiến đem đến thành công cho các hộ nuôi

Hiện nay, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) kết hợp đang được áp ...

06/03/24
Ngành tôm phấn đấu đạt 4,3 tỷ USD trong năm 2024

Tham dự Hội nghị có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu ...

05/03/24
Tăng cường phòng, chống một số bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi nước lợ

Trong những năm qua, dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ diễn biến phức tạp ...

04/08/22
KÍCH THÍCH MIỄN DỊCH LÀ HY VỌNG ĐỂ DẬP BỆNH VIRUS

Kích thích miễn dịch là chiến lược phòng chống dịch bệnh bền vững trong ...

29/10/21
Ngành tôm ngày trở lại

Lứa tôm chưa thu hoạch sẽ là lợi thế lớn cho doanh nghiệp trong chặng đua ...