Hạn chế và tiêu diệt sứa nước trong ao nuôi tôm

Nếu xuất hiện nhiều sứa nước trong ao nuôi tôm, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con tôm. Bên cạnh đó gây thêm nhiều hậu quả khác như ngộ độc, tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại cho người nuôi tôm.

Zalo
Sứa trong ao nuội tôm.

Tác hại của sứa nước trong ao nuôi tôm

Sứa sẽ xuất hiện trong ao nuôi tôm qua quá trình cấp nước. Khi cấp nước vào ao, mặc dù có màn lưới lọc nhưng trứng Sứa có thể lọt vào ao. Khi nở trứng Sứa sẽ cạnh tranh thức ăn với tôm nuôi trong ao. Sứa nước sẽ tiết ra chất nhầy làm giảm khuếch tán Oxy trong nước. Các chất nhầy này còn bám vào thức ăn của tôm làm suy giảm khả năng bắt mồi của tôm. Ngoài ra có một số loài Sứa còn tiết ra các chất độc làm tôm suy yếu hoặc chết hàng loạt.

Hạn chế sứa nước trong ao nuôi tôm

Để hạn chế điều đó xảy ra, người nuôi tôm cần chủ động diệt sứa trong ao nuôi với biện pháp cải tạo ao cũng như diệt tạp thật tốt. Khi lấy nước vào ao chứa, bà con nên lọc nước bằng vải thật dày, cần may hai lớp và để nước được ổn định trong vài ngày. Thời gian để xử lý nước trong ao cấp thích hợp vào buổi sáng 8h và buổi chiều là 16 giờ.

Zalo
Diệt sứa nước trong ao nuôi tôm

Chạy quạt nước liên tục để kích thích các loại ấu trùng, trứng sứa hay ốc, cá tạp. Rồi bắt đầu xử lý nước cấp trong ao nước chứa với Cholorine. Ngoài ra cũng có thể dùng một số hóa chất tiệp tạp có nguồn gốc rõ ràng và được cho phép.

Phương pháp diệt sứa nước trong ao nuôi tôm

Dùng lưới chỉ có màu xanh rêu được dệt có sợi chỉ lớn bằng nilon ít thấm nước và có độ chắc cao. Chọn lưới sợi 3,6 ly, kích thước lỗ lưới 2,5cm. Chiều dài của lưới tương đương chiều dài của dàn quạt nước. Dùng cây tầm vong nẹp hai đầu, cắm cọc, căng thẳng trước mỗi dàn quạt nước trong ao nuôi. Cắm bằng mép nước cách dàn quạt khoảng 1,5m.

Khi quạt nước chạy sẽ tạo nên dòng chảy, sứa và trứng sứa bị cuốn trôi theo dòng chảy. Sứa và trứng sứa va đập vào lưới sẽ bị vỡ. Bà con cần định kỳ từ7- 10 ngày dùng bàn chải vệ sinh lưới.

Trên đây là một số phương pháp cơ bản để hạn chế và tiêu diệt sứa nước trong ao nuôi tôm . Hy vọng qua bài viết có thể giúp bà con nuôi tôm thành công.

Nguồn: Con Tôm

Bài viết liên quan

20/11/24
NUÔI TÔM SÚ GIA HOÁ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO 

1. Chuẩn bị ao nuôi đúng cách - Dọn dẹp đáy ao: Loại bỏ lớp bùn đen, xử ...

04/11/24
Cải Tạo Ao Nuôi Trước Khi Thả Tôm Giống – Bước Đầu Đảm Bảo Thành Công

1. Xả Nước và Làm Sạch Đáy Ao - Xả cạn nước và loại bỏ bùn đáy ao để ...

02/11/24
Để bảo vệ tôm trong vuông nuôi trước nguy cơ ngập lụt

1. Tăng cường hệ thống bờ bao và đê điều Kiểm tra và gia cố bờ bao, đê ...

07/09/24
Diệt rong đá trong ao nuôi quảng canh

Rong đá có hại hay có lợi cho ao tôm quảng canh Rong đá, hay còn gọi là tảo ...

04/09/24
Các phương pháp bảo quản tôm tươi sau thu hoạch

Phương pháp sốc nhiệt Là phương pháp phổ biến nhất, được đánh giá cao ...

14/08/24
Kháng sinh trong nuôi tôm: Những điều cần biết

Kháng sinh là gì? Kháng sinh là thuốc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp ...

20/07/24
CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ AO NUÔI

Tiêu chuẩn, điều kiện ao nuôi - Nằm trong vùng quy hoạch của địa phương ...

16/07/24
Phòng bệnh mùa mưa cho tôm nuôi: Bí quyết bảo vệ ao tôm hiệu quả

Mùa mưa kéo dài với lượng nước lớn và biến động môi trường đột ngột ...

15/07/24
Thời điểm thích hợp để thay nước ao nuôi tôm

Mục tiêu thay nước ao nuôi Việc thay nước cho tôm là một trong những công ...

14/05/24
Biện pháp quản lý môi trường, chăm sóc tôm nuôi đầu mùa mưa hiệu quả

Quản lý pH pH là yếu tố dễ biến động nhất sau những cơn mưa lớn, sự ...