Miễn dịch bẩm sinh của tôm thẻ

Hệ miễn dịch của tôm đã bắt đầu được kích hoạt ngay khi vừa mới được thụ tinh. Sự bảo vệ này cũng có thể di truyền sang đời sau và cũng có thể được cải thiện nếu được bổ sung chất kích thích.
 
Sự bảo vệ của hệ miễn dịch tôm có thể di truyền và cũng có thể được cải thiện.

Sản xuất tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản quan trọng nhất trên thế giới. Tuy nhiên gần đây, nó lại bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi dịch bệnh từ vi khuẩn và virus. Gây ra nhiều tác động xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế xã hội. Nuôi tôm có bền vững hay không là phụ thuộc vào sự phát triển và thực hiện các biện pháp phòng trị để kiểm soát mầm bệnh trong sản xuất.

Sự thúc đẩy hệ thống miễn dịch thông qua mồi gắn với bộ gen được xem là một liệu pháp thay thế đầy hứa hẹn để ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh trong sản xuất tôm. Các chuyên gia cho biết mặc dù hệ miễn dịch của tôm là bẩm sinh nhưng việc huấn luyện kể từ giai đoạn ấu trùng cũng sẽ giúp cải thiện khả năng bảo vệ, chống lại mầm bệnh hiệu quả. Sự bảo vệ này hoàn toàn có thể di truyền sang đời sau. Mặc dù ký ức miễn dịch của trôm chưa hoàn chỉnh, tuy nhiên chia theo từng giai đoạn nhỏ thì bộ nhớ miễn dịch của tôm vẫn có thể hoạt động rất tốt.

Quá trình hình thành phôi là giai đoạn quan trọng để bảo vệ tôm chống lại sự xâm nhập và gây hại của mầm bệnh. Ở giai đoạn này, việc kích thích các gen miễn dịch là do sự chuyển gen của các RNA hoặc được truyền từ mẹ chứ không phụ thuộc vào các yếu tố ngoại sinh. Giai đoạn phôi của tôm thường là giai đoạn sống đáy, sau khi nở chúng lại sống lơ lửng phụ thuộc vào dòng nước chảy. Điều này cho thấy nếu kích hoạt sớm hệ thống miễn dịch ở giai đoạn phôi có thể đẩy nhanh sự thích nghi của ấu trùng với môi trường mới một cách nhanh hơn.

Các protein miễn dịch được sinh ra chỉ 3 giờ sau khi thụ tinh, hệ miễn dịch đã bắt đầu hoạt động. Đây là bằng chứng đầu tiên chứng minh tôm có khả năng tạo ra các phản ứng miễn dịch kể từ khi còn ở giai đoạn phôi. Nhiều phân tử liên quan đến quá trình chống stress oxy hóa cũng được tạo ra trong giai đoạn này, chúng cũng điều chỉnh các quá trình tăng trưởng tế bào. Và vì phôi có thể tạo ra phản ứng ở dạng tiềm năng trước khi nở, nên có thể điều chỉnh thụ động phản ứng này để tạo ra miễn dịch cho ấu trùng tôm.

Việc tạo các đáp ứng miễn dịch trong quá trình này là không dễ dàng khi việc tiêm cơ hay cho uống đều không khả thi cho các ứng dụng mang tính đại trà. Liều dùng của các chất kích thích cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của việc thúc đẩy miễn dịch. Cơ chế của những chất bổ sung kích thích hàng rào bảo vệ của tôm như thế nào là điều chưa biết được, tuy nhiên việc thêm vào ở giai đoạn đầu này là một chiến lược kích thích miễn dịch tuyệt vời đối với tôm.

Trong quá trình phát triển của tôm thẻ, các cơ chế bảo vệ khác nhau đã được tìm thấy trong suốt vòng đời của chúng. Một số cơ chế được thừa hưởng từ đời bố mẹ. Các cơ chế đáp ứng miễn dịch của tôm đa số là hoạt động thực bào (tạo chân giả bắt lấy vi khuẩn), khu trú mầm bệnh và tiết enzyme tiêu diệt mầm bệnh. Những đáp ứng này sẽ ngày một cùng phát triển với thời gian sống của tôm.

Khả năng miễn dịch của bất kỳ động vật nào cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bệnh tật, tuy nhiên việc kích thích miễn dịch sẽ làm thay đổi sức chống chịu của hệ thống này về phía tích cực hơn. Cách tối ưu được kết luận đó là bổ sung chất kích thích và gắn mồi miễn dịch vào hệ gen của vật chủ. Tác dụng của nó sẽ kéo dài trong suốt quá trình sống của vật chủ, hơn nữa còn tiếp tục truyền xuyên qua các thế hệ. 

Đây là một bước tiến mới để ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh trên tôm nuôi. Từ đó tối ưu hóa các nguồn năng lượng để tôm có khả năng đáp ứng với các kích thích mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của nó. Đây cũng là bằng chứng để tìm ra sự điều hòa và cải thiện hệ miễn dịch của tôm giai đoạn phôi trong tương lai. Tạo tiền đề nâng cao sức đề kháng cho tôm nuôi.

Nguồn: Thủy sản tép bạc

 
 

Bài viết liên quan

02/08/24
Nâng cao chất lượng tôm giống cần sự hợp lực từ nhiều phía

Nhu cầu rất lớn Theo số liệu tổng hợp từ Cục Thủy sản, năm 2023, cả ...

10/06/24
Hiểu đúng về tôm sú gia hóa và tôm sú Moana

Tổng quan về con tôm sú Tôm sú, tên khoa học là Penaeus monodon, là một loại ...

03/05/24
Mô hình 'thuận thiên' tôm - lúa mang lại sự trù phú cho cánh đồng phèn - mặn

Trước đây, khi nhắc đến đồng Chó Ngáp là nhắc đến cảnh nghèo nàn, lạc ...

02/05/24
Nỗi lo vụ tôm mới

Vấn nạn tôm “lậu” chưa dứt Tôm nhập lậu, kém chất lượng vẫn ...

25/03/24
Xuất khẩu tôm 2 tháng đầu năm: Thị trường Trung Quốc và Mỹ thể hiện “sức hút”

Xuất khẩu tôm Việt Nam 2 tháng đầu năm nay đạt 415 triệu USD, tăng 24% so với ...

18/03/24
Tăng tốc chuẩn bị, đếm ngược chờ ngày bắt đầu VietShrimp 2024

Chỉ còn rất ít ngày nữa, Hội chợ Triển lãm Quốc tế công nghệ ngành tôm ...

13/03/24
Sóc Trăng: Triển khai nhiều giải pháp để vụ nuôi tôm thành công

2023 là một năm đặc biệt khó khăn, thế nhưng, ngành tôm Sóc Trăng vẫn đạt ...

13/05/24
Yêu cầu kỹ thuật trong nuôi tôm nước ngọt

Nuôi tôm trong ao nước ngọt là mô hình đã được triển khai trong vài ...

06/03/24
Chuẩn bị tốt các điều kiện trước khi thả tôm

Chuẩn bị vật tư Các vật tư trang thiết bị sau một vụ nuôi kéo ...

12/03/24
Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú cải tiến đem đến thành công cho các hộ nuôi

Hiện nay, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) kết hợp đang được áp ...