Ngành tôm phấn đấu đạt 4,3 tỷ USD trong năm 2024

Tham dự Hội nghị có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an; đại diện các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ NN&PTNT; Đại diện Hiệp hội VASEP, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam; UBND, Sở NN&PTNT 28 tỉnh, thành phố ven biển cùng các phóng viên báo đài đến đưa tin về Hội nghị.

Tại Hội nghị, Cục Thủy sản đã khái quát tình hình phát triển ngành tôm trong năm 2023 và các định hướng giải pháp phát triển ngành tôm năm 2024. Theo Cục Thủy sản, hiện cả nước sản xuất được 10.094 con tôm thẻ chân trắng bố mẹ; 20.000 con tôm sú bố mẹ phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, bằng 90,1% so với năm 2022. Diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 737 ngàn ha, cơ bản không tăng so với năm 2022. Năm 2024, nhu cầu tôm bố mẹ cần khoảng 260.000-270.000 con; tôm giống khoảng 140-150 tỷ con. Diện tích nuôi tôm đạt 737.000 ha. Sản lượng tôm các loại ước đạt hơn 1 triệu tấn; Kim ngạch xuất khẩu đạt từ 4,0-4,3 tỷ USD.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Việt Nam (VASEP) cũng cho biết, năm ngoái, Việt Nam đứng Top 12 doanh nghiệp xuất khẩu, chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu của ngành tôm; xuất khẩu tôm sang 100 thị trường so với 102 thị trường cùng kỳ năm 2022.

Nhận định về tình hình ngành tôm năm 2024, tại sự kiện, bà Trần Thụy Quế Phương - Chánh văn phòng VASEP cho biết, xuất khẩu của Việt Nam sẽ có cơ hội phục hồi và tăng trưởng nhẹ trong năm 2024, với mức từ 10% - 15% bởi kinh tế của các nước có nhu cầu tiêu thụ tôm dần hồi phục; các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng, chế biến sâu. Ngoài ra, nhu cầu sản phẩm có nguồn protein từ thủy sản đang dần thay thế nguồn protein từ động vật, nên trong thời gian tới thủy sản, đặc biệt là tôm, có cơ hội phát triển.

Thúc đẩy xuất khẩu tôm vào các thị trường gần Việt Nam

Về thị trường xuất khẩu trong năm 2024, Trung Quốc và Mỹ dự kiến tiếp tục là hai thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong năm 2024, chiếm khoảng 40 – 45% kim ngạch toàn ngành. Do những ảnh hưởng của biến động do xung đột chính trị, những biến động ở Trung Đông dẫn đến chi phí vận chuyển cao nên nhóm thị trường có vị trí gần Việt Nam như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng sẽ là lợi thế. Ngoài ra, sự tăng trưởng của thị trường nhỏ lẻ cũng là động lực để xuất khẩu tôm Việt Nam tăng trưởng trong thời gian tới.

Nói về những thách thức đối với ngành hàng này trong năm 2024, bà Trần Thụy Quế Phương cho hay, chi phí đầu vào vẫn tiếp tục tăng cao hơn so với các nước, Việt Nam sẽ tiếp tục gặp khó khăn cạnh tranh về giá với các nước Ecudor và Ấn độ. Việc sản xuất tôm thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ là giải pháp cấp trong thời gian tới. Dù vậy, xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ phục hồi và tăng nhẹ từ 10-15% vào năm nay.

Tại Hội nghị, lãnh đạo các địa phương và đơn vị, doanh nghiệp cũng đã có nhiều tham luận, trao đổi, đánh giá kết quả sản xuất, những thuận lợi, khó khăn, thách thức của hoạt động sản xuất, nuôi tôm nước lợ và bàn các giải pháp nâng cao chất lượng tôm giống, tôm thương phẩm; bảo vệ môi trường, xây dựng các vùng nuôi, cơ sở an toàn dịch bệnh, nhất là các vấn đề về liên kết, chế biến tôm nhằm giảm giá thành sản xuất.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho biết, tỉnh hiện có trên 140 nghìn ha nuôi trồng thủy sản và là một trong số 3 tỉnh, thành có diện tích và sản lượng nuôi tôm đứng đầu cả nước. Sản lượng hằng năm của Bạc Liêu đóng góp từ 20-21% tổng sản lượng tôm nuôi toàn quốc.

Trong năm 2023, Bạc Liêu có trên 132 nghìn ha thả nuôi tôm. Riêng đối với mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao, toàn tỉnh đã có 25 tổ chức và trên 800 cá nhân đang đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao với diện tích gần 5 nghìn ha và có nhiều mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao hàng đầu cả nước, có thứ hạng cao trong khu vực Đông Nam Á...

Nhận định năm 2024, ngành tôm Việt vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp tôm như hiện nay, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho rằng, một thách thức lớn đặt ra đó là về môi trường, dịch bệnh trong sự phát triển bền vững của ngành tôm, cũng như một số khó khăn của ngành thủy sản, bao gồm thiếu hụt nguồn nguyên liệu, ngư trường gần như cạn kiệt…

Giảm giá thành sản xuất để tăng khả năng cạnh tranh

 Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho rằng thách thức lớn nhất hiện nay đối với ngành tôm là vấn đề giá thành. Hiện giá thành tôm sản xuất tại Việt Nam cao hơn so với các đối thủ như Ấn Độ, Ecuador. Trong khi đó giá vật tư đầu vào ngày càng tang khiến giá thành sản xuất tăng cao, nếu không có biện pháp trước mắt và lâu dài khắc phục thì khó khăn còn tiếp tục trong năm 2024 và trong thời gian tới. Do đó, để giảm giá thành sản xuất thì bên cạnh giải pháp kiểm soát giá thành vật tư đầu vào, chất lượng con giống, các cơ quan chuyên môn cần tập trung hỗ trợ địa phương sớm tìm kiếm giải pháp kỹ thuật cho các mô hình nuôi, giảm tỷ lệ rủi ro, đặc biệt cho mô hình nuôi thâm canh, siêu thâm canh. "Chỉ có kéo tỉ lệ rủi ro này xuống thì mới hy vọng giá thành giảm", ông Sử nói.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến ghi nhận và biểu dương các địa phương đã nỗ lực vượt qua những khó khăn, trở ngại để hoàn thành các mục tiêu sản xuất và xuất khẩu tôm nước lợ trong năm qua.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, để nâng cao hơn nữa giá trị từ con tôm và định hướng phát triển ngành tôm bền vững, các địa phương cần chú ý đến sự liên kết trong chuỗi sản phẩm từ giống, sản xuất đến tiêu thụ. Theo đó, các địa phương, nhất là vùng ĐBSCL cần chú ý đến việc xây dựng chất lượng nguồn giống đạt chất lượng cao để chủ động trong sản xuất và giảm chi phí trong quá trình nuôi và hạn chế dịch bệnh. Cùng đó, cần đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển vùng nuôi, Logistic, hướng đến sản xuất xanh, ít phát thải và ứng dụng công nghệ số trong nuôi trồng thủy sản…

Với mục tiêu đặt ra sản lượng phấn đấu là 1,12 triệu tấn thì chúng ta hy vọng là sẽ có một sản lượng tăng lên để xuất khẩu sang các thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và đặc biệt là sẽ tập trung vào thị trường Hà Lan để giá trị xuất khẩu, giá trị gia tăng của chúng ta cao hơn. Năm nay toàn ngành thủy sản phấn đấu 10,5 tỷ USD.

"Để phát triển ngành tôm bền vững các địa phương cần tăng cường quản lý Nhà nước về tôm giống, vận chuyển, chất lượng tôm giống. Đồng thời, ứng dụng khoa học công nghệ về giống, chế phẩm sinh học, tôm nuôi, môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị.

Bài viết liên quan

02/08/24
Nâng cao chất lượng tôm giống cần sự hợp lực từ nhiều phía

Nhu cầu rất lớn Theo số liệu tổng hợp từ Cục Thủy sản, năm 2023, cả ...

10/06/24
Hiểu đúng về tôm sú gia hóa và tôm sú Moana

Tổng quan về con tôm sú Tôm sú, tên khoa học là Penaeus monodon, là một loại ...

03/05/24
Mô hình 'thuận thiên' tôm - lúa mang lại sự trù phú cho cánh đồng phèn - mặn

Trước đây, khi nhắc đến đồng Chó Ngáp là nhắc đến cảnh nghèo nàn, lạc ...

02/05/24
Nỗi lo vụ tôm mới

Vấn nạn tôm “lậu” chưa dứt Tôm nhập lậu, kém chất lượng vẫn ...

25/03/24
Xuất khẩu tôm 2 tháng đầu năm: Thị trường Trung Quốc và Mỹ thể hiện “sức hút”

Xuất khẩu tôm Việt Nam 2 tháng đầu năm nay đạt 415 triệu USD, tăng 24% so với ...

18/03/24
Tăng tốc chuẩn bị, đếm ngược chờ ngày bắt đầu VietShrimp 2024

Chỉ còn rất ít ngày nữa, Hội chợ Triển lãm Quốc tế công nghệ ngành tôm ...

13/03/24
Sóc Trăng: Triển khai nhiều giải pháp để vụ nuôi tôm thành công

2023 là một năm đặc biệt khó khăn, thế nhưng, ngành tôm Sóc Trăng vẫn đạt ...

13/05/24
Yêu cầu kỹ thuật trong nuôi tôm nước ngọt

Nuôi tôm trong ao nước ngọt là mô hình đã được triển khai trong vài ...

06/03/24
Chuẩn bị tốt các điều kiện trước khi thả tôm

Chuẩn bị vật tư Các vật tư trang thiết bị sau một vụ nuôi kéo ...

12/03/24
Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú cải tiến đem đến thành công cho các hộ nuôi

Hiện nay, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) kết hợp đang được áp ...