3 loại thảo dược quý dành cho tôm

Nha đam

Cây nha đam hay còn gọi là cây lô hội, lao vỹ, la hội… có nguồn gốc từ Trung Cận Đông, và phát triển mạnh ở các nước nhiệt đới. Có tên khoa học là Aloe vera L. var chinenis (Haw) Berger, thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Nha đam thuộc loại cây nhỏ, gốc thân hóa gỗ, ngắn. Lá dạng bẹ, không có cuống, mọc vòng rất sát nhau, màu từ lục nhạt đến lục đậm. Lá mọng nước, mép lá có răng cưa thô như gai nhọn, cứng tùy theo loại, mặt trên lõm có nhiều đốm không đều, lá dài khoảng 30 - 60 cm. Khi nghiên cứu thành phần màu trắng trong lá cây (hay còn gọi là thạch trắng, gel) các nhà nghiên cứu đã phát hiện nha đam chứa hơn 200 hoạt tính sinh học, bao gồm:

Hợp chất Anthraquinon gồm: Aloin và Emodin có tác dụng kích thích ruột và có tính chất kháng sinh, nó dùng để chống vi khuẩn, virus và dùng như thuốc giảm đau. Aloe - Emodin: giúp da chống lão hóa; Hỗn hợp các Anthraquinon tác dụng giảm đau, trị viêm da, ngăn ngừa tối đa sự xâm nhập của các độc tố, vi khuẩn; Chất hữu cơ: Monosaccharit, Polysacarit, Xenluloza, Mannoza, L-rhamnoza…; Saponins: Thanh lọc các chất độc trong cơ thể; Anthraquinones Complex: Tác dụng giảm đau, trị viêm da, ngăn ngừa tối đa sự xâm nhập của các độc tố, vi khuẩn; Vitamin: D, C, A, E, B1, B2, B6, B12 và acid folic; Khoáng chất gồm: Calcium, Sodium, Potassium, Manganese, Magnesium, Copper, Zinc, Chromium là những muối khoáng thiết yếu của cơ thể; Enzyme: Oxydaza, Lipaza, Amilaza, Catalaza, Allnilaza… giúp dễ tiêu hóa, nhuận trường, giảm đau, ngoài ra còn giúp mau làm lành vết thương trên da; Gel Aloe Vera có chứa 7 loại amino acid trong 8 loại amino acid và 11 trong 12 loại amino acid mà cơ thể đòi hỏi và tự tổng hợp được.

Zalo

Từ các tác dụng trên của nha đam, các nhà nghiên cứu Mexico đã tiến hành thí nghiệm sử dụng nha đam trong việc tăng cường khả năng kháng bệnh AHPND và WSD trên tôm thẻ chân trắng cho kết quả khả quan. Cụ thể, khi bổ sung nha đam với tỷ lệ 1 g/kg thức ăn với tần suất 2 ngày/lần sẽ giúp tôm bị cảm nhiễm với WSSV + Vibrio có tỷ lệ sống cao hơn. Đồng thời, không ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng của tôm. Nghiên cứu này cũng sẽ mở ra hy vọng trong việc sử dụng nha đam như là một loại thảo dược an toàn có khả năng thay thế các kháng sinh trong việc phòng và điều trị bệnh cho tôm trong tương lai gần.

Củ riềng

Riềng có tên khoa học là Alpinia officinarum Hance, thuộc họ Gừng - Zingiberaceae. Riềng là nguồn cung cấp dồi dào các chất natri, sắt, chất xơ, Vitamin A, C, flavanoid… Những chất rất quan trọng trong duy trì sức khỏe... Riềng chứa các tinh dầu dễ bốc hơi gồm cineole, eugenol, pinene, methyl cinnamate, camphor; hợp chất chính là những sesquiterpenes hydrocarbon, sesquiterpene alcohol; các hợp chất heptone; tanins; Các hợp chất loại phenylpropanoids; Flavonoids như Galangin, Galangin-3-methylether, Kaempferide, Kaempferol-4'-methylther; Sterols như beta-sitosterol.

Zalo

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, các chiết xuất từ củ riềng có khả năng ức chế sự tăng trưởng của 8 loài vi khuẩn Vibrio, đặc biệt quan trọng nhất là Vibrio parahaemolyticus gây bệnh EMS/AHPND trên tôm. Kết quả nghiên cứu cho thấy với liều lượng chất chiết xuất 0,5 mg/mL của củ riềng có tác dụng ức chế nấm Aspergillus ochraceus. Tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh được cho ăn với liều lượng 2% (5 g/kg thức ăn) và 4% (10 g/kg thức ăn) chất chiết xuất trong vòng 12 ngày so sánh với tôm cho ăn không bổ sung chất chiết xuất (đối chứng). Kết thúc thí nghiệm cho thấy, lượng vi khuẩn Vibrio tổng và tỷ lệ nhiễm nấm trong gan và ruột tôm được cho ăn thức ăn có bổ sung chất chiết xuất từ củ riềng là rất thấp, thấp hơn đáng kể so với nghiệm thức đối chứng (p < 0,05). Hơn nữa, tỷ lệ sống của tôm được cho ăn thức ăn có bổ sung chất chiết xuất từ củ riềng cao hơn đáng kể so với nghiệm thức đối chứng (p < 0,05) khi tôm được gây cảm nhiễm với vi khuẩn V. parahaemolyticus. Được biết, vi khuẩn Vibrio và 6 loài nấm (Aspergillus flavus, A. ochraceus, A. japonicus, Penicillium sp., Fusarium sp., và Cladosporium cladosporioides) đã được phân lập và cho thấy, chúng là tác nhân của hội chứng phân trắng ở tôm. Như vậy, có thể kết luận rằng, chất chiết xuất từ củ riềng có đặc tính kháng khuẩn, có khả năng sử dụng như là một loại thuốc sinh học chống lại tác nhân gây hội chứng phân trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm. Trong tương lai, loại thảo dược này có thể được dùng để thay thế cho các loại hóa dược sử dụng trong nuôi tôm công nghiệp.

Cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương có tên tiếng Anh là Thyme, là một loài thực vật có hoa thuộc họ Hoa Môi, cao 30 - 70 cm, tạo thành khóm, thân hóa gỗ, mọc đứng hay nằm, phân nhánh nhiều và có lông mịn, được tìm thấy tại nhiều quốc gia châu Âu như Đức, Anh, Pháp và vùng Địa Trung Hải. Mười tám hợp chất đã được phát hiện trong các hạt nang dầu thyme tương ứng với 96,15% tổng thành phần dầu. Trong đó, Thymol và Carvacrol có hoạt tính kháng virus, vi khuẩn và hoạt tính kháng viêm mạnh, trên người nó được sử dụng để giúp giảm tiết dịch nhầy, giảm đờm, giảm ho, làm thông thoáng đường thở.

Zalo

Tinh dầu cỏ xạ hương đã được chứng minh có tính kháng khuẩn, kháng nấm và hoạt tính kháng virus. Trong nuôi trồng thủy sản, tôm nuôi được thử nghiệm gây nhiễm với V. vulnicus, V. parahaemolyticus và V. cholerae, và sau đó được cho ăn trực tiếp với tinh dầu cỏ xạ hương đã làm giảm đáng kể số lượng vi khuẩn này trong các mô của chúng (Gracia-Valenzuela et al., 2014). Tinh dầu xạ hương dạng vi nang có hoạt tính kháng khuẩn đối với V. parahaemolyticus và V. alginolyticus. Hàm lượng tinh dầu xạ hương ở mức 0,25 kháng lại V. parahaemolyticus và 0,25 mg/kg thức ăn cũng kháng lại vi khuẩn V. alginolyticus (Theo O. Tomazelli Júnior và cộng sự, 2016).

Trong báo cáo của Osmar Tomazelli và cộng sự năm 2018 đã thực hiện thí nghiệm sử dụng tinh dầu xạ hương bổ sung vào thức ăn viên thương phẩm để kiểm tra khả năng bảo vệ tôm thẻ chân trắng chống lại WSSV. Ở 72 giờ sau nhiễm bệnh, hoạt tính phenoloxidase của tôm được điều trị bằng 1% tinh dầu xạ hương (TEM) không có sự khác biệt đáng kể với giá trị TC (tôm không nhiễm bệnh) nhưng cao hơn đáng kể so với các nghiệm thức khác. Hơn nữa, tôm được điều trị bằng 1% TEM cho thấy không có dấu hiệu lâm sàng của nhiễm WSSV và tỷ lệ sống của chúng cao hơn đáng kể so với những hàm lượng khác. Từ 2 nghiên cứu trên cho thấy bổ sung tinh dầu xạ hương giúp tôm chống lại mầm bệnh do vi khuẩn và khi bổ sung hàm lượng là 1% thì có khả năng bảo vệ tôm chống lại các triệu chứng bệnh WSSV.

Hoàng Ngân (Tổng hợp)

Nguồn: Con Tôm

Bài viết liên quan

20/11/24
NUÔI TÔM SÚ GIA HOÁ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO 

1. Chuẩn bị ao nuôi đúng cách - Dọn dẹp đáy ao: Loại bỏ lớp bùn đen, xử ...

04/11/24
Cải Tạo Ao Nuôi Trước Khi Thả Tôm Giống – Bước Đầu Đảm Bảo Thành Công

1. Xả Nước và Làm Sạch Đáy Ao - Xả cạn nước và loại bỏ bùn đáy ao để ...

02/11/24
Để bảo vệ tôm trong vuông nuôi trước nguy cơ ngập lụt

1. Tăng cường hệ thống bờ bao và đê điều Kiểm tra và gia cố bờ bao, đê ...

07/09/24
Diệt rong đá trong ao nuôi quảng canh

Rong đá có hại hay có lợi cho ao tôm quảng canh Rong đá, hay còn gọi là tảo ...

04/09/24
Các phương pháp bảo quản tôm tươi sau thu hoạch

Phương pháp sốc nhiệt Là phương pháp phổ biến nhất, được đánh giá cao ...

14/08/24
Kháng sinh trong nuôi tôm: Những điều cần biết

Kháng sinh là gì? Kháng sinh là thuốc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp ...

20/07/24
CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ AO NUÔI

Tiêu chuẩn, điều kiện ao nuôi - Nằm trong vùng quy hoạch của địa phương ...

16/07/24
Phòng bệnh mùa mưa cho tôm nuôi: Bí quyết bảo vệ ao tôm hiệu quả

Mùa mưa kéo dài với lượng nước lớn và biến động môi trường đột ngột ...

15/07/24
Thời điểm thích hợp để thay nước ao nuôi tôm

Mục tiêu thay nước ao nuôi Việc thay nước cho tôm là một trong những công ...

14/05/24
Biện pháp quản lý môi trường, chăm sóc tôm nuôi đầu mùa mưa hiệu quả

Quản lý pH pH là yếu tố dễ biến động nhất sau những cơn mưa lớn, sự ...