[CHIA SẺ] LƯU Ý KHI NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VÀO MÙA MƯA

Cứ đến mùa mưa, người nuôi tôm thẻ chân trắng lại lo lắng bởi nhiệt độ, độ mặn thay đổi, các chất hóa học, thuốc bảo quản trong đất lại ngấm vào ao tôm,… gây những tác động xấu làm giảm năng suất. Vì thế ngay trước khi mùa mưa bắt đầu, người nuôi cần phải có các biện pháp chuẩn bị cho tôm có thể thích ứng được với sự thay đổi của môi trường và tăng sức kháng bệnh. Dưới đây là một số cách giúp bà con có thể bảo vệ tôm thẻ chân trắng qua mùa mưa lớn.

Bờ ao được gia cố chắc chắn trước mỗi mùa mưa

Giữ độ sâu mực nước ở mức tối ưu

Mực nước ao tôm mùa mưa hay mùa nóng đều không nên để quá sâu hoặc quá cạn. Mức nước tối ưu để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của thời tiết đến ao tôm là 1,2-1,5 m. Khi mực nước ao tôm cao do nước mưa cần xả bớt lượng nước tầng mặt để duy trì mực nước trong ao, đồng thời tránh làm giảm độ mặn đột ngột, tràn bờ, vỡ cống bọng.

Tránh phân tầng nhiệt độ nước

Nếu nhiệt độ ao tôm nằm ngoài mức cho phép thì tôm sẽ “sốc”, sức đề kháng kém, thậm chí tôm bị chết. Chẳng hạn, tôm thẻ chân trắng sẽ chết nếu nhiệt độ nước thấp hơn 15oC, tôm sẽ ngạt nếu nhiệt độ trong khoảng 15-22oC. Do đó, vào mùa mưa cần để ý khi xuất hiện những cơn mưa lớn cần tăng cường chạy quạt nước để tránh sự phân tầng nhiệt độ, cung cấp thêm oxy và tăng nhiệt độ nước.

Đưa độ kiềm về mức thích hợp

Tôm thẻ chân trắng độ kiềm thích hợp nằm trong khoảng 100-150 mg/l. Do đó,cần chú ý nếu sau mưa, độ kiềm nước ao tôm thấp thì cần dùng Dolomite ngâm vào nước ngọt trong 24 giờ, sau đó tạt đều xuống ao vào 8-10 giờ đêm theo mức cứ 1,655 g vôi dolomite làm cho 1m3 nước tăng độ kiềm lên 1 mg/l hoặc dùng Soda lạnh 20ppm đến khi đạt yêu cầu.

Ví dụ: để ao tôm 3.000m3 tăng độ kiềm từ 80 lên 90 mg/l thì cần 3000 x 1,655 x (90-80)/1.000= 46,65 kg.

Lưu ý, mỗi lần tăng độ kiềm chỉ nên tăng khoảng 10 mg/l, bởi nếu độ kiềm tăng quá nhanh sẽ làm tôm bị sốc, sức đề kháng giảm.

Giảm thiểu các khí độc trong ao tôm

Các khí độc trong ao tôm như H2S, NH3, CH4 sinh ra do thức ăn dư thừa, xác tảo, phân tôm bị phân hủy dưới đáy ao tôm trong điều kiện thiếu oxy.

Khi bị nhiễm độc, thân tôm thường có màu đỏ nhạt, vỏ ốp, bơi lờ đờ trên mặt nước, giảm ăn, thậm chí nếu nặng tôm có thể tấp bờ, chết rải rác hoặc tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt .Để tránh tình trạng này cần quản lý chặt chẽ, tránh để dư thừa thức ăn, cần có ao xử lý để thay nước thường xuyên vào những tháng cuối.

Quản lý tảo lục trong ao tôm

Nước ao nuôi giảm xuống dưới 10‰ là điều kiện thuận lợi để tảo lục xuất hiện. Tảo lục làm cho nước ao tôm có màu xanh như nước rau má. Khi đó, ao tôm có hiện tượng tảo tàn, pH dao động mạnh trong ngày, thiếu oxy vào lúc sang sớm làm cho bị tôm đóng rong, vàng mang ,mắc bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng , …

Để khắc phục hiện tượng này cần dùng BKC để cắt tảo theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên cần chú ý là chỉ tạt BKC vào 1/3 ao phía cuối gió vào lúc nắng gắt và không quạt nước, sau đó vớt tảo tàn phía cuối gió, đồng thời sử dụng Zeolite để hấp thụ khí độc do xác tảo lắng dưới đáy ao bị phân hủy sinh ra.

Tảo tàn, thiếu oxi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đen mang

Gia tăng tỷ lệ sống

Đôi khi người nuôi gặp phải tình trạng mưa kéo dài trước, trong và sau khi thả. Để hạn chế thiệt hại, ngoài việc áp dụng các biện pháp như trên, sau khi trời mưa tạt 10 kg Canxium Cacbonat (CaCO3) và 10 kg Dolomite cho 1.000 m3 nước. Đồng thời bổ sung một số chế phẩm sinh học, chất khoáng và các chất vi lượng để tăng khả năng miễn dịch phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng , đồng thời cung cấp dinh dưỡng hỗ trợ cho sự phát triển của tảo. Nếu ao nuôi có độ mặn thấp dưới 5‰, thì nên thả muối ăn dạng hạt với lượng 25 kg/1.000 m2 nếu mực nước tăng so với trước khi mưa 10 cm.

Lưu ý, chạy quạt nước liên tục đến khi hết mưa mà không cần cho tôm giống ăn. Khi ngớt mưa có thể giảm 50% số lượng quạt nước và tiến hành cho tôm ăn. Bổ sung enzyme vào thức ăn của tôm thẻ chân trắng giúp tôm hấp thu được tối đa dinh dưỡng trong thức ăn để tăng trưởng và nâng cao sức đề kháng cho tôm nuôi.

Nuôi tôm thẻ chân trắng vào mùa mưa khó khăn hơn vào mùa nắng ráo vì tôm rất dễ bị sốc khi môi trường nước đột ngột thay đổi. Bà con cần theo dõi liên tục tình hình tôm thẻ chân trắng trong mùa mưa để kịp thời xử lí ngày khi tôm có dấu hiệu sốc, mang bệnh.

Nguồn: Tổng hợp

Bài viết liên quan

20/11/24
NUÔI TÔM SÚ GIA HOÁ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO 

1. Chuẩn bị ao nuôi đúng cách - Dọn dẹp đáy ao: Loại bỏ lớp bùn đen, xử ...

04/11/24
Cải Tạo Ao Nuôi Trước Khi Thả Tôm Giống – Bước Đầu Đảm Bảo Thành Công

1. Xả Nước và Làm Sạch Đáy Ao - Xả cạn nước và loại bỏ bùn đáy ao để ...

02/11/24
Để bảo vệ tôm trong vuông nuôi trước nguy cơ ngập lụt

1. Tăng cường hệ thống bờ bao và đê điều Kiểm tra và gia cố bờ bao, đê ...

07/09/24
Diệt rong đá trong ao nuôi quảng canh

Rong đá có hại hay có lợi cho ao tôm quảng canh Rong đá, hay còn gọi là tảo ...

04/09/24
Các phương pháp bảo quản tôm tươi sau thu hoạch

Phương pháp sốc nhiệt Là phương pháp phổ biến nhất, được đánh giá cao ...

14/08/24
Kháng sinh trong nuôi tôm: Những điều cần biết

Kháng sinh là gì? Kháng sinh là thuốc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp ...

20/07/24
CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ AO NUÔI

Tiêu chuẩn, điều kiện ao nuôi - Nằm trong vùng quy hoạch của địa phương ...

16/07/24
Phòng bệnh mùa mưa cho tôm nuôi: Bí quyết bảo vệ ao tôm hiệu quả

Mùa mưa kéo dài với lượng nước lớn và biến động môi trường đột ngột ...

15/07/24
Thời điểm thích hợp để thay nước ao nuôi tôm

Mục tiêu thay nước ao nuôi Việc thay nước cho tôm là một trong những công ...

14/05/24
Biện pháp quản lý môi trường, chăm sóc tôm nuôi đầu mùa mưa hiệu quả

Quản lý pH pH là yếu tố dễ biến động nhất sau những cơn mưa lớn, sự ...