Một số biện pháp giảm giá thành nuôi tôm

(Thủy sản Việt Nam) - Thách thức lớn nhất của ngành tôm nước ta hiện nay là giá thành sản phẩm đầu vào quá cao, vì vậy sau khi thu hoạch, người nuôi không có lãi. Do đó, việc lựa chọn những nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như con giống, thức ăn… là khâu hết sức quan trọng mà người nuôi cần đặc biệt quan tâm để có thể tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận.

Chọn tôm giống tốt

Người nuôi cần chọn được con giống tốt nhằm hạn chế rủi ro ngay từ khâu này. Chọn mua tôm giống (SPF - giống sạch bệnh, SPR - giống kháng bệnh). Kích cỡ PL10-12 ở những cơ sở sản xuất có uy tín, tôm bố mẹ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; tôm giống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quy định của ngành và được kiểm soát tốt về an toàn sinh học trại giống.

Những chi phí ảnh hưởng đến giá thành nuôi tôm

Kiểm soát thức ăn

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chi phí sản xuất, lượng thức ăn thất thoát vào trong nước và bùn đáy ao khoảng 20%; lượng thức ăn dư thừa này phân hủy thành chất dinh dưỡng cho tảo phát triển mạnh và đáy ao dơ do thức ăn; các chất này sẽ làm tiêu hao ôxy và sản sinh ra nhiều khí độc; từ đó khiến tôm dễ mắc các bệnh thường gặp. Ngoài ra, hệ số chuyển đổi thức ăn phụ thuộc vào chất lượng, môi trường và kinh nghiệm trong quản lý thức ăn; thời gian tiêu thụ thức ăn của tôm trung bình từ 2 - 3,5 tiếng, do đó, có thể cho tôm ăn nhiều lần trong ngày (4 - 5 lần), lượng thức ăn chiếm khoảng 80% lượng thức ăn cho tôm hàng này. Điều chỉnh thức ăn thông qua sàng ăn là giải pháp cơ bản có độ chính xác tương đối, điều quan trọng là xem khả năng hoạt động, tình trạng sức khỏe, sức ăn và độ trong của nước…

Mật độ nuôi

Mật độ thả thích hợp kết hợp với đầu tư trang thiết bị đầy đủ như quạt nước, ôxy đáy để đảm bảo hàm lượng ôxy hòa toan trong ao trên 4 mg/l với tôm sú và TTTC là 5 mg/l. Thực hiện biện pháp phòng ngừa ngay từ lúc cải tạo ao và trong suốt quá trình nuôi; tạo và duy trì hệ phiêu sinh thực hợp lý trong ao là hết sức quan trọng bằng việc tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, tạo ôxy, ngăn ngừa sự phát triển của tảo đáy, làm cho môi trường nước ít trong, ít biến động, hạn chế tôm bị sốc, tăng tỷ lệ sống, tăng khả năng bắt mồi và giúp tôm phát triển nhanh.

Sử dụng chế phẩm sinh học tốt

Đây là khâu hết sức quan trọng trong nuôi tôm, đặc biệt là trước tình trạng thị trường thuốc, chế phẩm sinh học phục vụ cho nuôi tôm rất đa dạng về chủng loại, nhiều đơn vị sản xuất và cung ứng. Việc người nuôi lựa chọn được sản phẩm có chất lượng ngoài việc giúp sử dụng có hiệu quả nó còn giảm đáng kể chi phí và ngược lại chất lượng kém liều lượng dùng sẽ tốn kém và không hiệu quả. Sau khi lựa chọn được thuốc, chế phẩm sinh học có chất lượng tốt người nuôi nên thực hiện việc sử dụng theo nguyên tắc 3 đúng (đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều lượng). Thực hiện điều này sẽ giúp người nuôi giảm được đáng kể chi phí và sẽ nâng cao được lợi nhuận.

Tối ưu hóa thiết bị sử dụng

Chọn các thiết bị phục vụ cho nuôi tôm tiêu thụ điện năng thấp và công suất phù hợp với điều kiện nuôi để tránh lãng phí điện năng; đồng thời tận dụng nguồn năng lượng sinh học (như Biogas), năng lượng gió, năng lượng mặt trời… Nên đầu tư thiết bị máy móc và công nghệ để cải thiện chất lượng nước, xử lý chất thải, cho ăn, giám sát hoạt động nuôi… tạo cho sự bền vững và ít phụ thuộc đến nhân công lao động phổ thông, mang lại thành công cao hơn. Bên cạnh đó, nên chọn quy trình nuôi tôm nhiều giai đoạn là giải pháp tối ưu góp phần giảm chi phí năng lượng sử dụng.

Ứng dụng công nghệ cao

Phong trào nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao phát triển khá nhanh; với lợi thế này, các địa phương đã ưu tiên ứng dụng và phát triển nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng tôm nuôi, đảm bảo tăng thu nhập cho người nuôi. Theo đó, các mô hình nuôi tôm theo phương pháp sinh học, áp dụng công nghệ cao nuôi hai, ba giai đoạn, sử dụng hệ thống tự động hóa vào các ao nuôi và đem lại hiệu quả tích cực, không chỉ về kinh tế mà còn giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường nước.           

Thiên Bình (Tổng hợp)

Bài viết liên quan

20/11/24
NUÔI TÔM SÚ GIA HOÁ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO 

1. Chuẩn bị ao nuôi đúng cách - Dọn dẹp đáy ao: Loại bỏ lớp bùn đen, xử ...

04/11/24
Cải Tạo Ao Nuôi Trước Khi Thả Tôm Giống – Bước Đầu Đảm Bảo Thành Công

1. Xả Nước và Làm Sạch Đáy Ao - Xả cạn nước và loại bỏ bùn đáy ao để ...

02/11/24
Để bảo vệ tôm trong vuông nuôi trước nguy cơ ngập lụt

1. Tăng cường hệ thống bờ bao và đê điều Kiểm tra và gia cố bờ bao, đê ...

07/09/24
Diệt rong đá trong ao nuôi quảng canh

Rong đá có hại hay có lợi cho ao tôm quảng canh Rong đá, hay còn gọi là tảo ...

04/09/24
Các phương pháp bảo quản tôm tươi sau thu hoạch

Phương pháp sốc nhiệt Là phương pháp phổ biến nhất, được đánh giá cao ...

14/08/24
Kháng sinh trong nuôi tôm: Những điều cần biết

Kháng sinh là gì? Kháng sinh là thuốc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp ...

20/07/24
CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ AO NUÔI

Tiêu chuẩn, điều kiện ao nuôi - Nằm trong vùng quy hoạch của địa phương ...

16/07/24
Phòng bệnh mùa mưa cho tôm nuôi: Bí quyết bảo vệ ao tôm hiệu quả

Mùa mưa kéo dài với lượng nước lớn và biến động môi trường đột ngột ...

15/07/24
Thời điểm thích hợp để thay nước ao nuôi tôm

Mục tiêu thay nước ao nuôi Việc thay nước cho tôm là một trong những công ...

14/05/24
Biện pháp quản lý môi trường, chăm sóc tôm nuôi đầu mùa mưa hiệu quả

Quản lý pH pH là yếu tố dễ biến động nhất sau những cơn mưa lớn, sự ...