Sử dụng khoáng trong nuôi tôm

 Khoáng có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Hiện nay, ở các mô hình thâm canh, đặc biệt là siêu thâm canh, mật độ con giống khá cao, tôm nuôi thường bị thiếu khoáng. Vì vậy, tôm cần được bổ sung khoáng đầy đủ, thông qua thức ăn và nước ao nuôi.

Khoáng có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm

Đặc điểm

Ngoài tự nhiên, tôm sống ở môi trường nước biển có độ mặn khoảng 35‰. Ở môi trường đó, tôm sẽ thích nghi với nguồn nước có tỷ lệ hàm lượng các khoáng chất nhất định. Trong khi, với môi trường ao nuôi, nước có độ mặn thấp hơn, hàm lượng khoáng chất trong nước cũng thay đổi. Vì vậy, để giúp tôm phát triển ổn định lâu dài, duy trì khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu, tôm ít bị stress và khỏe mạnh trong suốt vụ nuôi, cần tính toán cũng như cân đối để bổ sung khoáng chất sao cho phù hợp với môi trường nước biển là tốt nhất. Các nhà sản xuất sẽ căn cứ vào tỷ lệ phần trăm khoáng chất có trong nước biển từ đó thiết lập công thức để sản xuất ra các sản phẩm khoáng bổ sung cho ao nuôi.

Chất khoáng được chia làm hai nhóm là đa lượng và vi lượng. Khoáng đa lượng có hàm lượng cao trong nước, nhu cầu của tôm với các chất này cũng khá cao bởi chúng có tác dụng cấu tạo nên vỏ tôm, điều hòa áp suất thẩm thấu, duy trì ổn định pH như: Canxi (Ca), Kali (K), Magie (Mg)... Trong khi, nhóm khoáng vi lượng sẽ có hàm lượng ít, một số loại như Đồng (Cu), Crôm (Cr), Kẽm (Zn).

Nhu cầu

Do lớp vỏ tôm được hình thành chủ yếu từ các khoáng chất nên quá trình lột xác kéo theo nhu cầu khoáng chất rất cao. Bởi vậy, nhu cầu khoáng ở các giai đoạn sinh trưởng của tôm là khác nhau, phụ thuộc vào sự lột xác nhiều hay ít. Tôm kích cỡ nhỏ có chu kỳ lột xác ngắn hơn so tôm trưởng thành. Ngoài ra, độ mặn cũng tỷ lệ thuận với hàm lượng khoáng. Vì vậy, tùy vào từng vùng nuôi, mùa vụ khác nhau người nuôi xác định hàm lượng khoáng phù hợp bổ sung cho tôm. Trong quá trình nuôi, thường xuyên kiểm tra vỏ của tôm, khi ao nuôi được cung cấp đủ khoáng, vỏ tôm sẽ bóng, cứng và chắc, ngược lại tôm có dấu hiệu mềm vỏ chứng tỏ hàm lượng các chất khoáng trong ao chưa đủ.

Nguồn cung cấp

Khoáng cung cấp cho tôm được bổ sung từ thức ăn và nguồn nước. Trong thành phần dinh dưỡng của thức ăn đã có một số các chất khoáng vi lượng; tuy nhiên, từng đó vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của tôm, đặc biệt là giai đoạn khi tôm lột xác. Tôm lớn lên bằng cách lột xác, việc hấp thu được khoáng sẽ giúp quá trình lột xác và tạo vỏ mới được diễn ra dễ dàng, thuận lợi. Do đó, sử dụng khoáng trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng bị mất đi trong quá trình lột xác của tôm là rất cần thiết. Đặc biệt, khi lột xác xong, môi trường nước có đủ khoáng, vỏ tôm sẽ cứng, chắc và bóng.

Lựa chọn sản phẩm

Ngoài thể tích của ao, người nuôi cần lưu ý đến tổng khối lượng tôm trong ao để xác định chính xác hàm lượng khoáng cần bổ sung.

Không nên lựa chọn các sản phẩm thương mại không đề cập đến thành phần khoáng chất, vì như thế có thể sẽ thiếu tiêu chuẩn và hiệu quả. Đọc kỹ hàm lượng khoáng ghi rõ ở bao bì và so sánh với hàm lượng khoáng có trong nước biển. Hiện, trên thị trường có nhiều sản phẩm, tuy nhiên, vẫn còn lẫn lộn hàng giả, hàng kém chất lượng. Hơn nữa, người nuôi thường có thói quen mua sản phẩm về và sử dụng luôn thay vì việc lấy mẫu sản phẩm đi phân tích xem hàm lượng có đúng như trên bao bì hay không… Chính những nguyên nhân trên dẫn đến hiệu quả sử dụng sản phẩm không cao. Vì vậy, người nuôi nên cân nhắc, lựa chọn địa chỉ cung cấp có uy tín, chất lượng, nếu có điều kiện, nên đi phân tích mẫu sản phẩm để cho kết quả tốt nhất.

PGS.TS Nguyễn Như Trí - Trưởng khoa Thủy sản, Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh

Bài viết liên quan

25/10/22
XỬ LÝ AO TÔM MẤT MÀU NƯỚC TRONG THÁNG NUÔI ĐẦU TIÊN

Xử lý ao tôm mất màu nước trong tháng nuôi đầu tiên. Hình minh họa ...

17/10/22
CÁCH CẮT TẢO XANH TRONG AO NUÔI TÔM NHANH VÀ TRIỆT ĐỂ.

Tảo xanh xuất hiện và sinh trưởng trong ao nuôi tôm gây ảnh hưởng tới sự ...

07/10/22
CẢI TẠO AO- XỬ LÝ NƯỚC ĐẦU VỤ NUÔI HIỆU QUẢ

Quy trình cải tạo ao cơ bản gồm các bước: tháo cạn nước, vét bùn, bừa ...

16/08/22
CÁCH LÀM GIẢM NỒNG ĐỘ pH TRONG AO NUÔI TÔM

Cách làm giảm nồng độ pH trong ao nuôi tôm Độ pH là yếu tố rất quan trọng ...

06/08/22
GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VỂNH MANG TRÊN TÔM HIỆU QUẢ

Bệnh vểnh mang là dạng bệnh mới xuất hiện trên tôm ở Việt Nam. Thế nhưng ...

28/07/22
HƯỚNG DẪN BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHÍ ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM

Khí độc trong ao nuôi tôm như H2S, NO2, NH3 khiến tôm bị suy yếu, giảm ăn, dễ ...

30/07/22
Nguyên nhân, tác hại và biện pháp xử lý phèn trong ao nuôi tôm

Phèn là một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và ...

18/12/21
Chất kháng khuẩn trong củ hành ức chế sự phát triển bệnh phát sáng trên tôm sú

Nghiên cứu cách sử dụng chiết xuất củ hành tây trong giai đoạn ấu trùng tôm ...

13/10/21
Phương pháp Xi phong xử lý chất thải trong ao nuôi tôm

Xiphong là biện pháp loại bỏ chất thải trong ao nuôi tôm công nghiệp và bán ...

09/09/21
Cách nhận biết màu nước tốt, xấu trong ao nuôi thủy sản

Quan sát màu nước trong ao nuôi là phương pháp dễ thực hiện, mang lại hiệu ...